Thay đổi thương hiệu có nghĩa là bạn đang xây dựng lại cách khách hàng nhận thức và cảm nhận về thương hiệu của mình.
Khi thực hiện đúng lúc và áp dụng phương pháp phù hợp, bạn sẽ có cơ hội đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, đó cũng có thể là con dao hai lưỡi, mang lại nhiều rủi ro không đáng có.
Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Khám phá ngay 10 điều nên và không nên khi thay đổi thương hiệu mà HomeNest.Media đã đúc kết từ kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng của mình:
1. Nên nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng trước khi thay đổi thương hiệu

Hoặc như MB Bank đã đánh giá không đúng về kỳ vọng của khách hàng dẫn việc thay đổi logo có sự tranh cãi về mặt thiết kế

Thay đổi thương hiệu là một quá trình phức tạp, diễn ra đồng thời cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Không chỉ là việc thay đổi logo hay màu sắc để làm đẹp, mà còn là việc tái định hướng thương hiệu, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, truyền thông, marketing… sao cho phù hợp, nhằm tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và thúc đẩy doanh số.
Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, cũng cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi thực hiện thay đổi thương hiệu.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với những thương hiệu đã có thâm niên và sở hữu lượng khách hàng trung thành. Mỗi sự thay đổi, dù nhỏ, cũng cần được cân nhắc thận trọng, bởi khách hàng luôn có tâm lý lo ngại về những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến những gì họ yêu thích.
Nếu không hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp có thể đối mặt với sự kháng cự trước những thay đổi này. Vì vậy, hãy tập trung phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nội tại, thị trường, đối thủ và công chúng mục tiêu trước khi quyết định.
Hãy nhớ rằng, những liên kết thương hiệu tồn tại trong tâm trí khách hàng và phải phù hợp với chiến lược thương hiệu cần được xem xét một cách tỉ mỉ trước khi thay đổi. Quá trình thay đổi nhận thức khách hàng là rất khó khăn.
Ví dụ, nếu khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn qua “logo với biểu tượng ngôi sao vàng 4 cánh,” thì nếu muốn thay đổi sang ngôi sao xanh hoặc bỏ ngôi sao đi, cần phải cân nhắc kỹ càng.
Tương tự, các yếu tố khác có thể thay đổi dễ dàng nếu khách hàng không có nhận thức rõ ràng (hoặc chỉ nhận thức ít) về chúng.
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải thực hiện khảo sát, phỏng vấn để hiểu rõ “cái gì” trong thương hiệu đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng và công chúng mục tiêu.
Đọc thêm:
- Nghiên cứu thương hiệu để hiểu sâu sắc về bản chất và hiện trạng thương hiệu
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khách hàng khác nhau để hiểu rõ những điều họ mong muốn ở thương hiệu
- Thực hiện phỏng vấn khách hàng hiệu quả (nếu cần) để tìm ra insight đúng
- Hiểu rõ về hành trình của khách hàng để thực hiện nghiên cứu, thay đổi đúng đắn.
- Bài học kinh nghiệm và quy trình thay đổi logo thương hiệu
2. Chỉ nên thay đổi khi không còn phù hợp hoặc có những biến đổi đáng kể
Với một thương hiệu đã có nền tảng và vị thế vững chắc trên thị trường, bất kỳ sự thay đổi nào, dù nhỏ, đều có thể tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng thương hiệu và sự thành công của doanh nghiệp.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang phát triển ổn định và không gặp phải vấn đề nào, tốt nhất là giữ nguyên thương hiệu để tránh sự phản đối từ khách hàng quen thuộc, như đã đề cập trước đó.
Chỉ nên thay đổi thương hiệu khi nhận diện hiện tại không còn phù hợp với thời điểm, hoặc khi có những biến đổi đáng kể. Về mặt thị giác, thương hiệu trong thời đại mới cần có hình ảnh đơn giản, hiện đại, hài hòa về cấu trúc, dễ gây ấn tượng và có khả năng truyền đạt thông điệp, cũng như cá tính riêng.
Ngoài ra, những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh, thị trường mục tiêu, hoặc nỗ lực khôi phục uy tín cũng chính là lý do hợp lý để doanh nghiệp xem xét thay đổi thương hiệu.
3. Nên nhất quán hệ thống nhận diện khi thay đổi thương hiệu

Một trong những điểm yếu phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay là chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự nhất quán trong hệ thống nhận diện thương hiệu.
Sự thiếu nhất quán chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xây dựng thương hiệu không hiệu quả, làm giảm khả năng tác động đến nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi của khách hàng.
Khi thay đổi thương hiệu, mọi yếu tố trong bộ nhận diện thương hiệu, từ tên gọi, logo, ứng dụng văn phòng, ấn phẩm truyền thông, hệ thống biển bảng, bao bì nhãn mác… đều cần phải được quy chuẩn và nhất quán, phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và tinh thần chung của thương hiệu.

Việc ban hành bộ hướng dẫn sử dụng nhận diện thương hiệu (Brand Guidelines) là cần thiết, bao gồm các quy chuẩn về logo, hình ảnh, font chữ, màu sắc, tỷ lệ, khoảng cách… và phải được triển khai tới tất cả các phòng ban. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều áp dụng đúng và hiệu quả nhận diện thương hiệu trong thực tế.
Tham khảo:
- Brand Guideline là gì?
- Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu, tối ưu hóa mọi điểm chạm thương hiệu
4. Nên điều chỉnh nội tại theo đúng nhận diện mới
Mục tiêu cuối cùng của việc thay đổi nhận diện thương hiệu là xây dựng một hình ảnh mới, tạo ấn tượng về một thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy trong mắt công chúng.
Tuy nhiên, việc thay đổi diện mạo chỉ là bước đầu, còn yếu tố quyết định để thuyết phục khách hàng tin tưởng vào định hướng mới của thương hiệu lại phụ thuộc chủ yếu vào những thay đổi nội tại của thương hiệu.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cách thức giao tiếp với khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh chính là những yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng. Những thay đổi này cần phải đồng bộ để tạo nên một nhận thức thương hiệu vững chắc.
Việc thay đổi nhận diện trực quan có thể dễ dàng đạt được thông qua các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng để xây dựng nhận thức thương hiệu mới thực sự là yếu tố then chốt trong quá trình thay đổi thương hiệu.
5. Nên tìm tới đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp

So với việc xây dựng một thương hiệu mới, thay đổi thương hiệu đã quen thuộc trong tâm trí khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Đây có thể là cơ hội để bứt phá mạnh mẽ, nhưng nếu không khéo léo, những thay đổi không phù hợp có thể gây phản ứng mạnh mẽ từ khách hàng, thậm chí đẩy thương hiệu vào tình huống phải “xoá sổ” hoặc quay lại với nhận diện cũ.
Để giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo vệ niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp cần phải chắc chắn ngay từ những bước đi đầu tiên.
Tìm đến các đơn vị tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp là một lựa chọn đáng cân nhắc. Thay vì phải huy động toàn bộ nhân lực để nghiên cứu, phân tích, và triển khai chiến lược thay đổi, bạn có thể tiết kiệm được thời gian và nguồn lực bằng cách hợp tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đảm bảo quá trình thực hiện bài bản và vững chắc.
Khi đó, thay vì lo lắng về công việc ngoài chuyên môn, đội ngũ của bạn có thể tập trung vào lĩnh vực chính, từ đó tạo ra những thay đổi phù hợp với định hướng mới từ bên trong. Điều này không chỉ giúp chiến dịch chuyển đổi thương hiệu diễn ra nhanh chóng mà còn đạt được hiệu quả tối ưu.
6. Không nên thay đổi chỉ vì yếu tố thẩm mỹ
Các yếu tố nhận diện thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức khách hàng, vì vậy việc thay đổi chúng sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, dù là tích cực hay tiêu cực. Ấn tượng này phụ thuộc nhiều vào cách khách hàng đánh giá sự thay đổi, hơn là chỉ dựa vào yếu tố thẩm mỹ.
Mấu chốt của việc thay đổi thương hiệu là khả năng kết nối với cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng, chứ không chỉ đơn giản là sự liên kết thị giác qua các giá trị thẩm mỹ, mặc dù yếu tố thẩm mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công của nhận diện thương hiệu.
Do đó, không chỉ chú trọng vào đồ hoạ hay hiệu quả hình ảnh, bạn cần suy nghĩ về thông điệp mà nhận diện mới sẽ truyền tải, cũng như những đặc trưng cá tính của thương hiệu mà nó muốn thể hiện.
Bên cạnh đó, thẩm mỹ là một yếu tố khó đánh giá chính xác.
Không thiếu những trường hợp doanh nghiệp cho rằng thiết kế của mình đẹp, nhưng khi ra thị trường lại bị phê bình. Ngược lại, có không ít trường hợp các nhà thiết kế tạo ra những mẫu mã đẹp và theo xu hướng, nhưng lại không phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
Vì vậy, nếu chỉ thay đổi vì lý do thẩm mỹ, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
7. Không nên chỉ thay đổi yếu tố nhận diện cốt lõi

Rõ ràng thay đổi thương hiệu nên bắt đầu từ bộ nhận diện cốt lõi bao gồm tên gọi, logo, slogan của thương hiệu. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ các yếu tố khác.
Lời khuyên từ HomeNest.Media là đừng chỉ tập trung vào việc thay đổi logo, mà hãy dành thời gian thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán cho tất cả các yếu tố như nhận diện văn phòng, nhận diện tại điểm bán, bao bì nhãn mác, website và các ấn phẩm truyền thông, marketing khác.
Những yếu tố này sẽ tiếp cận khách hàng một cách thường xuyên và trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày, giúp nhắc nhở công chúng về sự hiện diện của thương hiệu, từ đó tăng mức độ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần thay đổi để phù hợp với chiến lược kinh doanh mới, hãy tìm hiểu ngay dịch vụ Rebranding của HomeNest.Media.
8. Không nên thay đổi thương hiệu trong lặng lẽ
Đừng nghĩ rằng mọi thay đổi trong nhận diện thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng phát hiện và quan tâm ngay lập tức, vì họ chính là đối tượng bạn cần phải làm hài lòng.
Công chúng hiện đại thường xuyên phải đối mặt với vô vàn vấn đề và thương hiệu khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, khiến họ gần như không nhận ra những thay đổi nhỏ hay âm thầm diễn ra.
Do đó, để đạt hiệu quả cao hơn, đừng thực hiện thay đổi thương hiệu trong im lặng. Hãy thông báo rộng rãi trên tất cả các kênh truyền thông và triển khai các chiến dịch hỗ trợ sự thay đổi này. Điều này sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ tò mò về sự thay đổi của thương hiệu bạn.
Đọc thêm:
- Quy trình tư vấn thương hiệu để hiểu thêm về những bước cần thực hiện để xây dựng một thương hiệu
- 7 Bước lập kế hoạch truyền thông thương hiệu đảm bảo hiệu quả khi triển khai thực tế
9. Không nên thay đổi thương hiệu một cách đột ngột

Đây là lời khuyên mà HomeNest.Media chủ yếu dành cho các thương hiệu lớn và lâu năm trên thị trường. Xét về nội tại của thương hiệu, việc đổi mới cần mang tính trải nghiệm và phải được triển khai dần dần trong hệ thống, quy trình và nhận thức của nhân viên.
Khi đội ngũ nhân sự đã quá quen với định hướng cũ, việc họ thích nghi ngay lập tức với sự đổi mới là điều không dễ dàng. Do đó, việc thay đổi thương hiệu một cách đột ngột cần được tránh.
Tương tự đối với khách hàng, sự thay đổi dần dần luôn mang lại hiệu quả tốt hơn, tạo ra thời gian phù hợp để tiếp cận thị trường mục tiêu, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc và mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
Những thương hiệu lớn như IBM, McDonald’s, Nike, Ford… cũng đã thực hiện quá trình thay đổi dần dần qua nhiều năm và qua từng giai đoạn. Điều này giúp khách hàng không bị sốc hay phản ứng tiêu cực, tránh cảm giác thương hiệu của bạn đã “chết” và phải nhường chỗ cho một thương hiệu khác.
Quan trọng hơn, thương hiệu cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, một logo chỉ có biểu tượng mà không có tên thương hiệu (như Apple) có thể không phù hợp với một doanh nghiệp mới thành lập. Thay vào đó, sự kết hợp giữa biểu tượng và tên thương hiệu sẽ tạo nên một logo phù hợp hơn trong giai đoạn khởi đầu.
10. Không nên xây dựng đa tính cách cho thương hiệu mới
Trước tiên, các tính cách bạn xây dựng cho thương hiệu mới cần phải chân thật và phù hợp với bản chất thương hiệu, vì khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra sự thiếu nhất quán và từ chối nếu không thấy sự tương đồng.
Nhiều doanh nghiệp quyết định thay đổi thương hiệu khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh, điều này là tự nhiên. Tuy nhiên, họ dễ rơi vào tình trạng tham lam, cố gắng đưa quá nhiều nét tính cách vào bộ nhận diện mới để tạo dựng một hình ảnh thương hiệu rộng lớn trong mắt khách hàng.
Tuy nhiên, khác với con người, thương hiệu không cần có quá nhiều tính cách để thích nghi linh hoạt, mà chỉ cần tập trung vào việc giải quyết những mục tiêu rõ ràng đã được xác định trong chiến lược.
Việc xây dựng một tính cách thương hiệu đã khó, nay nếu cố gắng xây dựng quá nhiều nét tính cách sẽ chỉ khiến thương hiệu trở nên khó nhận diện, thiếu dấu ấn và không có bản sắc riêng biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Với 10 lời khuyên về những điều nên và không nên khi thay đổi thương hiệu, hy vọng bạn đã có cái nhìn đúng đắn và sáng suốt hơn để đưa ra quyết định phù hợp.
HomeNest.Media cũng muốn chia sẻ với bạn rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ hơn 10,000+ dự án. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi thương hiệu.
Tìm hiểu ngay dịch vụ làm mới thương hiệu của HomeNest.Media Branding nếu doanh nghiệp của bạn cần xây dựng hình ảnh phù hợp cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo.
Hãy liên hệ ngay với HomeNest.Media để khám phá DỊCH VỤ THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ biến tầm nhìn của bạn thành một biểu tượng đẳng cấp, tinh tế, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng. Cùng chúng tôi xây dựng logo xứng tầm với thương hiệu của bạn!
HomeNest.Media BRANDING – Branding Agency được nhiều khách hàng tin tưởng nhất
Tel: 0898 994 298