Livestream bán hàng là một xu hướng kinh doanh mạnh mẽ, giúp các shop tiếp cận hàng nghìn khách hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải buổi phát sóng nào cũng dễ dàng đạt được thành công như mong đợi. Từ việc lựa chọn thời điểm sai đến việc xây dựng nội dung không hấp dẫn, những sai lầm tưởng chừng nhỏ này có thể khiến khách hàng rời đi chỉ sau vài phút, làm mất đi cơ hội bán hàng quý giá. Vậy đâu là những vấn đề cần lưu ý? Chủ shop cần làm gì để đảm bảo chất lượng buổi livestream? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 sai lầm phổ biến trong livestream bán hàng và đưa ra giải pháp khắc phục chúng.
1. Không chuẩn bị kỹ lưỡng kịch bản livestream
Nhiều chủ shop gặp phải sai lầm khi livestream bán hàng mà không chuẩn bị kịch bản kỹ càng. Điều này không chỉ khiến buổi phát sóng trở nên rời rạc, thiếu mạch lạc mà còn khiến chủ shop lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu và thiếu thông tin cần thiết để giới thiệu sản phẩm. Hơn nữa, thiếu kịch bản cũng khiến chủ shop không thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ, như khách hàng hỏi dồn dập, yêu cầu giải đáp nhanh chóng hoặc phản hồi tiêu cực.
Giải pháp: Để buổi livestream diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, chủ shop cần xây dựng một kịch bản chi tiết và bài bản. Ví dụ, một kịch bản có thể bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Mở đầu bằng lời chào thân thiện, giới thiệu ngắn gọn về shop và tạo không khí sôi động để thu hút người xem.
- Bước 2: Tổ chức mini game hoặc ưu đãi cho khách hàng chia sẻ livestream nhằm tăng tương tác và tiếp cận nhiều người hơn.
- Bước 3: Giới thiệu sản phẩm hấp dẫn, tập trung vào các lợi ích, công dụng, cách sử dụng và giá cả.
- Bước 4: Cảm ơn khách hàng, nhắc nhở về lịch livestream tiếp theo để tạo thói quen theo dõi shop.
2. Sai sót trong lựa chọn thời điểm livestream
Nhiều chủ shop mắc phải sai lầm khi livestream bán hàng theo cảm hứng cá nhân, có khi phát sóng vào buổi trưa, có khi lại vào tối muộn. Điều này khiến khách hàng khó nhớ lịch livestream của shop, không thể hình thành thói quen theo dõi thường xuyên, dẫn đến lượng người xem và tương tác giảm sút.
Hơn nữa, nếu không nghiên cứu kỹ thói quen mua sắm của khách hàng để xác định khung giờ vàng trong ngày (thời điểm tệp khách hàng mục tiêu online nhiều nhất), buổi livestream của chủ shop sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ, nếu shop bán mỹ phẩm, phụ kiện thời trang cho dân văn phòng mà livestream vào giờ hành chính thì sẽ khó tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
Giải pháp: Chủ shop nên chọn thời điểm livestream phù hợp với thói quen của khách hàng, như buổi trưa từ 11h30 đến 13h, buổi tối từ 19h đến 21h, và duy trì khung giờ cố định cho các buổi phát sóng tiếp theo. Nếu cách này chưa mang lại hiệu quả, chủ shop có thể thử nghiệm phát sóng vào các thời điểm khác nhau, sau đó theo dõi lượt xem, lượng đơn hàng và phản hồi của khách để điều chỉnh kịp thời.
3. Thời lượng livestream bán hàng quá ngắn
Nhiều chủ shop lo ngại rằng livestream với thời lượng dài sẽ khiến người xem cảm thấy nhàm chán và dễ bỏ qua giữa chừng. Tuy nhiên, một buổi phát sóng ngắn không đủ thời gian để chủ shop thu hút người xem, vì khách hàng chưa kịp tiếp cận đầy đủ thông tin sản phẩm thì buổi phát sóng đã kết thúc, làm giảm cơ hội bán hàng. Điều này đặc biệt quan trọng với các ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, giày dép, khi khách hàng thường cần thời gian để xem xét chất liệu, kiểu dáng và so sánh trước khi ra quyết định mua.
Giải pháp: Chủ shop nên đảm bảo thời gian livestream từ 60 đến 90 phút và duy trì đều đặn. Thời gian livestream dài sẽ giúp chủ shop có cơ hội giới thiệu nhiều sản phẩm hơn, đồng thời tạo thời gian cho khách hàng suy nghĩ và quyết định mua hàng, từ đó tăng hiệu quả bán hàng.
4. Thiếu sự tương tác với khách hàng trên sóng livestream
Một sai lầm phổ biến khi livestream là chủ shop quá tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm mà bỏ qua việc tương tác với khách hàng, đọc và trả lời các bình luận. Điều này khiến khách hàng cảm thấy bị bỏ rơi và mất kết nối với cửa hàng, từ đó giảm niềm tin và quyết định không mua hàng. Đặc biệt, nếu không nhận được phản hồi kịp thời, khách hàng sẽ nhanh chóng chuyển sang các shop khác nhiệt tình hơn.
Giải pháp: Chủ shop nên thường xuyên đọc bình luận và phản hồi nhanh chóng, gọi tên khách để tạo cảm giác gần gũi. Đối với những bình luận hỏi về sản phẩm, đừng quên gửi lời cảm ơn và tận dụng cơ hội để giới thiệu thêm về sản phẩm. Ví dụ, khi có khách hỏi về chiếc váy đỏ, chủ shop có thể trả lời như sau: “Cảm ơn anh/chị (tên khách hàng) đã hỏi, váy này bên (shop/tên cửa hàng) có đủ size S, M, L. Chất liệu váy mềm mại, nhẹ nhàng, rất phù hợp cho các dịp quan trọng. Nếu anh/chị quan tâm, vui lòng để lại số điện thoại để nhân viên tư vấn chi tiết hơn nhé!”
5. Dừng hoạt động bán hàng ngay khi kết thúc livestream
Đây là một trong những lỗi phổ biến khi livestream và cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bán hàng. Không phải khách hàng nào cũng quyết định mua ngay trong buổi livestream mà họ cần thời gian để suy nghĩ, đánh giá và so sánh trước khi đưa ra quyết định. Nếu chủ shop không có kế hoạch chăm sóc và tư vấn khách hàng sau buổi livestream, sẽ vô tình bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn.
Giải pháp: Để tối ưu doanh thu, chủ shop có thể thực hiện các bước sau sau khi kết thúc livestream:
- Đăng lại video livestream lên fanpage hoặc Facebook cá nhân để khách có thể xem lại bất cứ lúc nào.
- Ghim video quan trọng lên đầu trang để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng mới.
- Chú ý trả lời các bình luận trên video livestream cũ để không bỏ lỡ cơ hội từ những khách hàng tiềm năng.
6. Không kiểm soát chất lượng livestream thường xuyên
Nếu chủ shop không chú ý đến chất lượng thiết bị, máy móc, nhiều vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh như mất kết nối, mất âm thanh, hoặc chất lượng hình ảnh kém. Mặc dù nội dung livestream hấp dẫn, nhưng sự cố kỹ thuật liên tục sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và không kiên nhẫn theo dõi nữa. Điều này tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp và làm giảm uy tín cửa hàng.
Giải pháp: Chủ shop cần đầu tư vào thiết bị chất lượng như điện thoại có camera và mic thu âm tốt để đảm bảo hình ảnh rõ nét và âm thanh trong trẻo. Ngoài ra, hãy kiểm tra thiết bị trước mỗi buổi phát sóng để đảm bảo livestream diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng khắc phục các sự cố kỹ thuật nếu có.
7. Không có điểm nhấn để thu hút khách hàng xem livestream
Nếu chủ shop không tạo ra những ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, minigame, khách hàng sẽ dễ dàng bỏ qua livestream mà không quay lại xem. Khách hàng thường bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng, và đây là yếu tố giúp họ quyết định tham gia vào livestream.
Giải pháp: Chủ shop nên áp dụng các chiến lược ưu đãi như giảm giá, tặng quà hoặc flash sale trong livestream. Ví dụ, nếu bán thời trang, chủ shop có thể công bố chương trình flash sale trong 10 phút với mức giá ưu đãi hoặc tặng kèm phụ kiện cho đơn hàng từ một mức giá nhất định. Điều này không chỉ làm tăng sức hấp dẫn mà còn giúp tăng doanh thu nhanh chóng.
8. Thiếu lời kêu gọi hành động rõ ràng
Một lý do khiến livestream không mang lại doanh thu như mong đợi là do thiếu lời kêu gọi hành động (CTA). Chủ shop có thể chỉ giới thiệu sản phẩm và báo giá nhưng không thúc đẩy khách hàng hành động, dẫn đến việc khách hàng chần chừ và bỏ qua cơ hội mua sắm.
Giải pháp: Chủ shop cần có lời kêu gọi mua hàng rõ ràng và lặp lại nhiều lần trong suốt livestream. Ví dụ, khi giới thiệu một loại serum, chủ shop có thể nói: “Serum này đang được ưu đãi chỉ còn xxxk với số lượng có hạn. Mọi người hãy comment ‘MUA’ hoặc nhấn vào link bên dưới để đặt hàng ngay nhé!” Việc này sẽ thúc đẩy khách hàng hành động, tăng tỷ lệ chốt đơn và đảm bảo lợi nhuận.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chuyên nghiệp và tiện lợi để livestream bán hàng, phần mềm quản lý bán hàng HomeNest.Media sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả livestream với những tính năng thông minh:
- Thiết lập cú pháp livestream và từ khóa: Chủ shop dễ dàng thiết lập cú pháp từ khóa cho từng mặt hàng, giúp hệ thống tự động chốt đơn cho những bình luận phù hợp, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng.
- Tạo đơn hàng, liên kết với khách trực tuyến: Chủ shop có thể tạo đơn hàng và gửi tin nhắn nhanh chóng cho khách ngay trên cùng một giao diện.
- Các tính năng tiện lợi khác: Thiết lập chương trình khuyến mãi, cảnh báo khi gần hết hàng hoặc khi sản phẩm đã bán vượt số lượng dự kiến.
Dùng thử miễn phí
Livestream bán hàng không chỉ giúp shop tiếp cận khách hàng mới mà còn thúc đẩy doanh thu nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, chủ shop cần tránh những sai lầm cơ bản. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tạo ra buổi livestream thành công và thu hút nhiều khách hàng!