Call
SAV4 The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, An Phú, TP. Thủ Đức
HomenestMedia
Close

Liên Hệ HomeNest.Media

28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú
Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

0898 994 298
info@homenest.media

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả hiện nay

Có nhiều mô hình thương hiệu hữu ích giúp bạn phân tích cấu trúc thương hiệu của mình, từ đó hiểu rõ hơn về nó và xây dựng những chiến lược phát triển cho tương lai. Dưới đây, HomeNest.Media sẽ giới thiệu 4 mô hình hiệu quả được nhiều chuyên gia chiến lược thương hiệu sử dụng. Mỗi mô hình có phương thức và thời điểm áp dụng riêng biệt. Việc kết hợp nhiều mô hình khác nhau sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thương hiệu của mình.

  1. Mô hình bánh xe thương hiệu

 

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả hiện nay
Mô hình bánh xe thương hiệu

Bánh xe thương hiệulà một công cụ dùng để xác định nền tảng hay là giá trị cốt lõi cho một thương hiệu. Bánh xe thương hiệu được minh họa thành 4 phần với 3 lớp. Các yếu tố của bánh xe thương hiệu được phát triển từ lớp ngoài vào tới lớp trong.

Lớp ngoài cùng bao gồm 4 phần:

  • Làm thế nào để tôi mô tả sản phẩm này? Đây là mô tả về những đặc tính vật lý và lý tính của sản phẩm.
  • Sản phẩm mang lại điều gì cho tôi? Đây là những giá trị và lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho người sử dụng.
  • Thương hiệu khiến tôi trông ra sao? Đây là những ấn tượng mà người khác sẽ có về người sử dụng thương hiệu này.
  • Thương hiệu khiến tôi cảm thấy thế nào? Đây là cảm giác mà người sử dụng có về bản thân khi sử dụng thương hiệu đó.
Bạn sẻ quan tâm:  Thiết kế Logo Quận 3 đẹp chuyên nghiệp, hiện đại giá rẻ

Dựa trên lớp đầu tiên, ta phát triển lớp thứ hai, bao gồm hai phần:

  • Dữ kiện/Biểu tượng: Dữ kiện là những yếu tố thuộc về tính chất lý tính của sản phẩm, trong khi biểu tượng liên quan đến hình ảnh đặc trưng của sản phẩm/thương hiệu.
  • Tính cách thương hiệu: Đây là những giá trị tinh thần mà thương hiệu mang lại.

Từ đó, ta xác định lớp trong cùng là “Giá trị cốt lõi” của thương hiệu, thường được thể hiện bằng 3-4 từ ngắn gọn.

  1. Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer – Brand Identity Prism

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả hiện nay
Mô hình bản sắc thương hiệu Kafferer

Mô hình này được giới thiệu bởi Kafferer vào năm 2008 và đã được áp dụng rộng rãi trong việc xây dựng thương hiệu cho đến nay. Mô hình lục lăng gồm 6 yếu tố, có thể được chia theo chiều dọc thành hai khía cạnh: biểu hiện bên ngoài (Externalisation) và biểu hiện bên trong (Internalisation) của thương hiệu. Hoặc, nó cũng có thể được chia theo chiều ngang thành hai khía cạnh: Hình ảnh thương hiệu được truyền đi và Hình ảnh thương hiệu nhận được.

Khác với mô hình phát triển theo lớp từ ngoài vào trong, mô hình Kafferer cho phép bạn phân tích cấu trúc bản sắc thương hiệu từ cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Bạn có thể bắt đầu bằng cách suy nghĩ và ghi lại những từ mô tả về từng yếu tố vào các ô tương ứng.

  • Physique: Các yếu tố như biểu tượng, màu sắc.
  • Personality: Tính cách của thương hiệu khi xem nó như một con người.
  • Culture: Những giá trị mà thương hiệu theo đuổi và đại diện.
  • Relationship: Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
  • Reflection: Cách mà người khác nhìn nhận người sử dụng thương hiệu này.
  • Self-image: Cảm nhận của khách hàng về chính họ khi sử dụng thương hiệu.

3. Mô hình Chìa khóa thương hiệu Brandkey

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả hiện nay
Mô hình chìa khóa thương hiệu

Mô hình này được mô tả bằng hình chiếc ổ khóa, bao gồm hai nhóm: nhóm ảnh hưởng và nhóm tạo lập. Nếu hai mô hình trước tập trung nhiều vào việc khám phá Sự thật ngầm hiểu về khách hàng (customer insights), thì mô hình ổ khóa có phạm vi rộng hơn khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng bao quát như Môi trường kinh doanhĐối thủ cạnh tranh.

Bạn sẻ quan tâm:  Cách lựa chọn màu sắc trong thiết kế Logo: Tạo dựng ấn tượng từ những chi tiết nhỏ

Nhóm 1: Nhóm ảnh hưởng

  • Root Strength: Nền tảng giá trị của thương hiệu mà nó mang đến cho khách hàng, thể hiện qua thông điệp, tuyên ngôn, lời hứa và những hành động cụ thể mà khách hàng có thể trải nghiệm.
  • Competitive Environment: Môi trường kinh doanh tiềm năng, bao gồm quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh và thương hiệu nào đang dẫn đầu trong lĩnh vực đó.
  • Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi, thói quen, sở thích và nhu cầu của họ là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu của bạn?
  • Insight: Hiểu rõ khách hàng cần gì, muốn gì. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề gì cho họ? Họ tương tác như thế nào với sản phẩm, dịch vụ của bạn? Nhu cầu hiện tại của thị trường ra sao?

Nhóm 2: Nhóm tạo lập

  • Benefits: Lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính.
  • Value, Personality, Difference: Giá trị và cá tính của thương hiệu, được mô tả như một con người. Điểm khác biệt, độc đáo và duy nhất của thương hiệu.
  • Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn. Đây có thể là phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ, v.v.
  • Core Value: Giá trị cốt lõi của thương hiệu, yếu tố không thể thay thế và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh giá trị này.

4. Mô hình Tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng Keller

4 mô hình phân tích cấu trúc thương hiệu hiệu quả hiện nay
Mô hình tài sản thương hiệu Keller

Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng, được giới thiệu bởi Keller vào năm 2013, cung cấp một hướng dẫn chi tiết để xây dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng qua bốn bước:

Bạn sẻ quan tâm:  Thiết kế Mascot - thiết kế linh vật thương hiệu giá rẻ sáng tạo chuyên nghiệp

Bước 1: Xây dựng sự nhận biết

Bước đầu tiên là tạo ra sự nhận diện rõ ràng cho thương hiệu. Điều này đòi hỏi thương hiệu phải có một điểm đặc biệt nổi bật, dễ dàng phân biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Truyền tải ý nghĩa thương hiệu

Ý nghĩa của thương hiệu được truyền tải qua hai yếu tố chính: khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Performance) và hình ảnh mà thương hiệu tạo dựng (Imagery).

Bước 3: Đánh giá và cảm nhận của khách hàng

Đo lường phản ứng của khách hàng qua hai yếu tố: đánh giá khách hàng về thương hiệu (Judgement) và cảm xúc của họ khi tương tác với thương hiệu (Feelings).

Bước 4: Quản lý mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu có thể phát triển theo bốn mức độ: hành vi trung thành (mua hàng), thái độ gắn kết (tin tưởng), cảm giác thuộc về cộng đồng chung (những người sử dụng thương hiệu) và mức độ gắn kết chủ động (nói về, thảo luận hoặc chia sẻ về thương hiệu).

Mô hình này chủ yếu được áp dụng trong giai đoạn truyền thông thương hiệu để thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu, khác với các mô hình trước, vốn thường sử dụng trong giai đoạn sáng tạo thương hiệu.

Qua bài viết này, HomeNest.Media hy vọng bạn đã hiểu được một số mô hình cơ bản để phân tích thương hiệu. Trong loạt bài tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cách ứng dụng các mô hình này trong việc phân tích và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, thông qua các ví dụ thực tế từ các dự án mà HomeNest.Media đã thực hiện.

NHẬN ƯU ĐÃI NGAY

z6084347706621 08e9668a43dd2d97c7c890d826f78814
Tư vấn: 0898 994 298

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết đề xuất

Ý nghĩa 10 Mẫu logo trường đại học đẹp mắt, ấn tượng

10 Mẫu Logo Trường Đại Học Hàng Đầu Việt Nam – Khám Phá Ý Nghĩa & Thiết Kế Cùng HomeNest.Media khám phá 10 mẫu logo...

/Wiki Branding/Cẩm nang Branding/

20 Mẫu Logo Du Lịch Ấn Tượng, Thu Hút Khách Hàng Ngay Lần Đầu Tiên

Logo của công ty du lịch không chỉ đơn thuần là biểu tượng đại diện cho thương hiệu, mà còn phản ánh chất lượng dịch...

/Wiki Branding/Cẩm nang Branding/

30 Mẫu Logo Spa và Thẩm Mỹ Viện Sang Trọng, Thu Hút Khách Hàng

Bạn đã từng bị ấn tượng bởi mẫu thiết kế logo spa nào chưa? Một logo thẩm mỹ viện đẹp không chỉ cần có thiết...

/Wiki Branding/Kinh nghiệm Branding/

500+ Ý Tưởng Logo Nail Đẹp Lung Linh – Sáng Tạo Thương Hiệu Nail Riêng Bạn

Theo thống kê mới nhất, có đến 90% khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn dịch vụ dựa vào ấn tượng ban đầu từ...

/ Wiki Branding / Kinh nghiệm Branding /

99+ Mẫu Thiết Kế Logo Rượu Vang Sang Trọng, Tạo Sức Hút Mạnh Mẽ

Logo rượu không chỉ là hình ảnh trang trí trên bao bì hay bảng hiệu, mà còn là yếu tố gắn liền với thương hiệu,...

/ Wiki Branding / Xu hướng Branding /

Tổng hợp hơn 36 mẫu logo du lịch ấn tượng và những điều cần lưu ý khi thiết kế logo du lịch

Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế logo chuyên nghiệp, mang đậm dấu ấn riêng của doanh nghiệp là một trong...

/ Wiki Branding / Kinh nghiệm Branding /

Gói Dịch Vụ Thiết Kế Mascot 3D Chuyên Nghiệp và Sáng Tạo

Bạn đang tìm kiếm một mascot đại diện thương hiệu hoặc một nhân vật độc quyền cho sự kiện? Gói dịch vụ thiết kế mascot 3D của chúng tôi...

/ Wiki Branding / Kinh nghiệm Branding /

Dịch Vụ Thiết Kế Mascot Doanh Nghiệp: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Độc Đáo và Ấn Tượng

Thiết kế mascot doanh nghiệp đã trở thành xu hướng mạnh mẽ, giúp thương hiệu không chỉ gắn kết hơn với khách hàng mà còn tạo...

/ Wiki Branding / Kinh nghiệm Branding /

Bí Quyết Thiết Kế Mascot 2D Hút Hồn Mọi Khách Hàng

Mascot 2D là công cụ mạnh mẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và thu hút mọi đối tượng. Với sự kết hợp hoàn...

/ Wiki Branding / Kinh nghiệm Branding /

Thiết Kế Linh Vật Thương Hiệu – Thiết Kế Mascot Sáng Tạo Đậm Bản Sắc

Dịch vụ thiết kế mascot hiện đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực lựa chọn. Mascot được xem là...

/ Kinh nghiệm Branding / Wiki Branding /

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Một Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Đồng Nhất Trên Tất Cả Các Kênh Marketing

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất trên đa dạng kênh trực tuyến là yếu tố then chốt trong kỷ nguyên số....

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /

19 cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook thành công

Hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook đang nhận được sự chú ý ngày càng lớn. Đây là một phương pháp...

/ Xu hướng Branding / Wiki Branding /

Cách xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu chính là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Một thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến...

/ Xu hướng Branding / Wiki Branding /

Brand Marketing là gì và công việc của chuyên gia Brand Marketing bao gồm những gì?

Brand Marketing là gì? Đây là một hoạt động thiết yếu giúp doanh nghiệp nâng cao nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu và...

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /

13 Bí quyết nâng cao nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao độ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc...

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /

Tạo Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Mới Và Chuyên Nghiệp Cho Doanh Nghiệp Mới

Tạo dựng hình ảnh thương hiệu (brand image) mạnh mẽ và chuyên nghiệp là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một...

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /

Thiết Kế Logo Cho Doanh Nghiệp Nhỏ: Những Bí Quyết Không Thể Bỏ Qua

Logo không chỉ là một hình ảnh đẹp mắt, mà còn là bộ mặt đại diện cho thương hiệu của bạn. Đặc biệt đối với...

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /

Branding Bền Vững: 5 Chiến Lược Để Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Lâu Dài

Branding bền vững trong kỷ nguyên số hóa đầy biến động, việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ là không chỉ là mục tiêu,...

/ Wiki Branding / Cẩm nang Branding /
Xem thêm
HotlineZaloTiktok
z6491659459331 d9a17e877bf2203c4b33ab377292c2ec